Trang chủ
Dịch vụ
➤
➤
Hàn răng
➠ Hàn răng là gì?
-Hàn răng hay còn gọi là trám răng là kỹ thuật sử dụng các vật liệu hàn răng để bù đắp các khoảng trống và lấp đầy các phần mô răng bị khuyết do sâu răng gây ra. Tái tạo lại hình dáng và kích thước ban đầu cho răng, đồng thời còn giúp khôi phục lại chức năng của răng. Bên cạnh đó không phải mài cùi hay chụp răng nên không gây ảnh hưởng đến cấu trúc của răng.
➠ Các loại vật liệu hàn răng
Hàn răng là thủ thuật nha khoa được thực hiện phổ biến do kỹ thuật đơn giản và không gây đau. Hiện nay, có nhiều loại vật liệu khác nhau dùng để hàn răng. Tùy thuộc vào điều kiện bệnh nhân sẽ lựa chọn loại vật liệu phù hợp. Một số loại vật liệu hàn răng phổ biến như:
1. Trám răng bằng Xi – măng silicat
Đây là loại vật liệu đã có từ khá lâu với ưu điểm dễ sử dụng và có màu sắc khá giống với răng thật. Là loại vật liệu ưa nước, thao tác nhanh nên được dùng để hàn những răng ở vị trí khó cách ly nước bọt và để hàn răng cho trẻ em trong trường hợp trẻ không hợp tác.
Vật liệu có giải phóng Fluor là chất giúp tổ chức răng cứng chắc chống lại sâu răng. Tuy nhiên, vật liệu này dễ vỡ, mòn nhanh, có ít màu để lựa chọn và không tạo được hình thể răng như ý muốn.
2. Trám răng bằng Amalgam
Amalgam là loại vật liệu được cấu tạo từ hỗn hợp các phần tử kim loại như thủy ngân, kẽm, bạc, đồng,... Loại vật liệu này dễ sử dụng, khả năng chịu lực tốt nên thường dùng để trám các lỗ sâu răng lớn. Hoặc dùng để trám các răng có chức năng ăn nhai chính bị tổn thương.
Tuy nhiên, tính thẩm mỹ của vật liệu Amalgam không cao. Do đó, vật liệu này thường được dùng để trám các răng ở vị trí khuất tầm nhìn. Ngoài ra, vật liệu này còn có khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện. Vì vậy, khả năng cảm biến mùi vị thức ăn sẽ bị giảm.
Quá trình hàn răng.
➠ Trường hợp nào cần hàn răng?
Sâu răng: Những lỗ sâu rộng trên răng do vi khuẩn đục khoét có khả năng phá hoại tủy răng và lây lan sang những răng khác. Để tránh tình trạng này, làm sạch hốc răng bị sâu. Kết hợp hàn răng bằng vật liệu nha khoa thích hợp là phương pháp tối ưu nhất
Mòn răng: Nếu đánh răng quá mạnh bằng bàn chải có lông cứng thì men răng ở cổ răng sẽ bị hao mòn dần, khi đó sẽ làm lộ lớp ngà răng. Răng sẽ trở nên rất nhạy cảm với những đồ ăn uống nóng hoặc lạnh, đôi khi gây cảm giác ê buốt cho răng.
Răng bị chấn thương: Những tai nạn bất ngờ khiến cho răng bị sứt mẻ, vỡ hoặc gãy và không còn được chắc chắn như trước. Chức năng của răng cũng vì thế mà bị suy giảm. Sau khi hàn trám, răng sẽ được tái tạo lại hình dáng ban đầu. Đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhai, cắn của cũng như thẩm mỹ của răng.
Khiếm khuyết thẩm mỹ của răng: Răng có thể có khuyết điểm bẩm sinh. Ví dụ, khoảng cách giữa các răng quá rộng, kẽ răng thưa hoặc răng bị các tác nhân bên ngoài tác động làm cho răng bị đổi màu. Chất liệu hàn composite là lựa chọn tốt nhất giúp khắc phục được nhu cầu thẩm mỹ của răng.